Thành phố thông minh thực sự là thành phố như thế nào?
Thành phố thông minh tăng cường kết nối
Công nghệ từ lâu đã hứa hẹn sẽ làm cho cuộc sống thành phố an toàn hơn, ít tắc nghẽn và lành mạnh hơn. Sự ra đời của công nghệ 5G siêu tốc, sự bùng nổ của cảm biến IoT… thúc đẩy những hứa hẹn đó dần trở thành hiện thực với 3,5 tỷ cư dân thành thị toàn cầu.
Trong một viễn cảnh tương lai, với sự góp sức của công nghệ thông minh, rất nhiều vấn đề đô thị được giải quyết một cách hiệu quả. Mạng lưới cảm biến rộng lớn giúp các thành phố đo lường ô nhiễm không khí và nước, giảm tiêu thụ năng lượng và giảm ùn tắc giao thông. Hệ thống chiếu sáng thông minh đang giúp đường phố trở nên an toàn hơn đồng thời tiết kiệm chi phí năng lượng. Camera an ninh hỗ trợ AI đang giúp cảnh sát truy bắt tội phạm… Điều làm nên một thành phố thực sự ‘thông minh’ như hình dung chính là sự kết nối giữa các dịch vụ, nơi mà mỗi thành phố cung cấp và thực hiện theo cách thông minh hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Trọng tâm của ý tưởng là giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường thông qua công nghệ phù hợp và hiệu quả. Toàn bộ quan điểm về thành phố thông minh là tạo ra kết nối chứ không phải xây dựng rào cản. Giá trị nằm trong các kết nối xã hội được tạo ra và hướng đến mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Tuy nhiên, việc lựa chọn con đường đúng đắn để trở thành một thành phố thông minh có thể sẽ gặp khó khăn vì mỗi thành phố là đặc thù riêng biệt.
London – thành phố thông minh tiêu biểu nhờ IoT
Là một thành phố hiện đại, London đã từng gặp phải những vấn đề đáng kể về đô thị hóa. Dân số London đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử 2.000 năm của thành phố, tốc độ gia tăng dân số ở nội thành được dự đoán sẽ đạt 10 triệu người vào năm 2030. Sự tăng trưởng khổng lồ này sẽ đồng nghĩa với việc tăng thêm nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và năng lượng, và sẽ có thêm 600.000 hành khách hàng ngày trên Hệ thống giao thông đã trải dài. Trên hết, London hiện đang phá vỡ giới hạn của Tổ chức Y tế Thế giới đối với nitơ điôxít (NO2) và vật chất dạng hạt, có nghĩa là 10.000 sinh mạng mất sớm mỗi năm và chi phí hàng năm là 3,7 tỷ bảng Anh (theo Greenpeace).
Đứng trước bối cảnh đó, London đã đi tiên phong trong các công nghệ để đối phó và nhiều chuyên gia đô thị tin tưởng rằng việc dẫn đầu trong lĩnh vực này sẽ có tác dụng tích cực tới nền kinh tế của đất nước nói chung. Thực tế dữ liệu từ SAS cho thấy rằng áp dụng công nghệ “smart city” đã mang lại 322 tỷ bảng Anh cho nền kinh tế Vương quốc Anh vào năm 2020.
Theo ông Jen Hawes-Hewitt, thành viên Hội đồng thành phố thông minh London cho biết: “Ở London, công nghệ thông minh đang làm mọi thứ từ giám sát điều hòa không khí, thang cuốn và tàu hỏa để chủ động giữ cho chúng chạy đến thu thập dữ liệu wifi ẩn danh để hiểu rõ hơn cách người dân sử dụng mạng khi họ di chuyển trong thành phố.”
Thật vậy, thành phố London được xây dựng dựa trên 4 yếu tố cơ bản của thành phố thông minh: sử dụng dữ liệu và công nghệ mới nổi, tích hợp công nghệ trên nhiều ngành dọc, các mô hình cung cấp dịch vụ sáng tạo và hợp tác xuyên ngành. HPE đã dựa trên những cơ sở công nghệ này để cung cấp nền tảng hạ tầng, hỗ trợ Chính phủ Anh biến London trở thành 1 trong 5 thành phố thông minh tiêu biểu toàn cầu cùng với Singapore, Dubai, Atlanta và Goyang.
Xây dựng thành phố thông minh của tương lai
Với tầm nhìn quốc gia về chuyển đổi số, Việt Nam định hướng phát triển thành công mô hình thành phố thông minh trong tương lai gần. Là một trong những hãng công nghệ có nhiều kinh nghiệm trong việc hỗ trợ Chính phủ các nước chuyển đổi số thành công, HPE đã và đang nỗ lực mang đến thị trường Việt Nam những giải pháp mang tính hiệu quả, đồng bộ về công nghệ “smart city”. Sẵn sàng chia sẻ các bước tận dụng công nghệ để xây dựng một đô thị/ thành phố thông minh, giúp nâng cao chất lượng sống và làm việc của người dân là một trong những giá trị cốt lõi trong lộ trình chiến lược Xây dựng thành phố thông minh của tương lai của hãng công nghệ đến từ Hoa Kỳ này.
Theo HPE